Áo dài giáo viên Cô giáo đẹp, thanh lịch, duyên dáng
giỏ hàng của bạn
Logo Áo Dài Cô Ba
giỏ hàng của bạn
giỏ hàng của bạn
Logo Áo Dài Cô Ba

Kinh Nghiệm Chọn Vải Áo Dài Cho Giáo Viên

Áo dài cô giáo

Trong xã hội Việt Nam, với tất cả các ngành nghề, có lẽ giáo viên là nghề cao quý nhất. Vì vậy áo dài dành cho giáo viên mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Trong cuộc đời con người, ai cũng phải trải qua những năm tháng trên ghế nhà trường, bởi vậy mà có lẽ hình ảnh những cô giáo hiền từ, dịu dàng trong bộ áo dài đã khắc sâu vào tâm trí của những cô cậu học trò ấy.

Trải qua thời gian dài, áo dài giáo viên trở nên cách điệu hơn về kiểu dáng, tinh tế hơn về họa tiết và cầu kỳ hơn trong cách lựa chọn chất liệu. Tuy nhiên, đối với giáo viên, nét truyền thống không bao giờ mất đi, sự tần tảo, kiên trì với học sinh luôn có trong máu của những người thầy người cô, và nó thể hiện ngay trên bộ áo dài, dù là cách tân, dù là đổi mới đến đâu thì vẫn rất dịu dàng và nhã nhặn.

1. Lựa chọn chất liệu vải áo dài cho giáo viên

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải khác nhau. Tuy nhiên, bạn phải chọn vải áo dài có chất liệu sao cho tôn lên được vẻ diệu dàng, thướt tha, bay bổng theo mỗi bước đi tạo nên điểm nhấn riêng của một người giáo viên.

Vì vậy, vải để may áo dài giáo viên thường là những chất liệu mềm mại, có độ rủ, nhẹ, mát, độ dày vừa phải để không lộ nội y. Đặc biệt, vải may áo dài cần có độ co giản tốt nhằm tạo cảm giác thoải mái dễ dàng di chuyển vì giáo viên thường phải di chuyện nhiều, nhất là khi phải mặc áo dài cả ngày.

Các loại vải thường được sử dụng may áo dài giáo viên như: vải lụa tơ tằm, lụa tằm Ý, lụa Nhật, lụa Hàn Quốc, vải voan, vải chiffon,…. Đây là những loại vải đáp ứng đủ yêu cầu về độ rũ, độ mềm mịn, độ co giản tốt. Đặc biệt, vải tơ lụa Hàn Quốc, tơ lụa tằm Thái được nhiều nữ giáo viên ưu ái lựa chọn nhiều nhất để may áo dài vì mang lại cảm giác mềm mịn, làm việc cả ngày mà không sợ bị bí mồ hôi.

Tuy nhiên, bạn không nên chọn vải chất liệu ren, nhung hay gấm, mặc dù những loại vải này tạo nên sự gợi cảm, sang trọng, quý phái, nhưng không phù hợp với đặc tính của áo dài giáo viên vốn dĩ cần sự đơn giản và nhẹ nhàng hơn.

2. Màu sắc vải áo dài cho giáo viên

Vải áo dài dành cho giáo viên ưu tiên mang màu sắc nhã nhặn, nhẹ nhàng. Khái niệm ăn mặc lòe loẹt không hề có trong học đường. Vì thế, những màu áo dài cho cô giáo là những màu: xanh dương, màu vàng nhạt, có thể là màu trắng, màu đỏ….tránh lựa chọn nguyên bộ tông màu đỏ, vàng, cam, …rực rỡ.

Đồng thời không nên mặc áo dài quá cách điệu nếu bạn không muốn biến bục giảng thành một sàn catwalk. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là cách phối họa tiết cho chiếc áo dài thêm lung linh nhưng không kém phần trang trọng.

3. Họa tiết và hoa văn trên vải áo dài cho giáo viên

Hoa văn là yếu tố quan trọng cho chiếc áo dài thêm lung linh. Tuy nhiên để chọn hoa văn thế nào cho hợp với màu và chất liệu vải là một nghệ thuật. Đừng chọn hoa văn quá nhiều: hoa văn to, bông nhiều sẽ làm chiếc áo dài lòe loẹt. Nhưng nếu chọn hoa văn nhỏ, hoa li ti hay chấm bi thì chiếc áo dài sẽ thêm phần ưu tú.

Họa tiết trên áo dài giáo viên cũng vô cùng phong phú. Các cô giáo có thể chọn hoa văn nhỏ, hoa li ti nữ tính, chấm bi thì chiếc áo dài sẽ thêm phần ưu tú, thanh tao. Còn nếu cô giáo nào yêu thích phong cách mới lạ có thể chọn các hình kẻ sọc, hoa văn dạng lập thể để tôn lên nét cá tính.

Có nhiều cô vẫn ưa những áo dài đơn màu, không họa tiết để tạo nên sự đơn giản, cũng là để học trò tập trung vào bài giảng hơn chăng. Nhiều cô vẫn chọn cho mình những họa tiết nổi bật hơn như hoa lá, phong cảnh, có thể được in cách điệu hoặc thêu tỉ mỉ tạo nên sự lôi cuốn của bộ trang phục.

Đặc biệt, không nên đính đá, cườm hay hoa tiết rườm rà, hoa lá rối mắt trong việc may áo dài cho cô giáo. Vì như thế có vẻ không hợp lắm với áo dài trong học đường.

4. Cách chọn vải may áo dài theo độ tuổi cho giáo viên

Lứa tuổi U25-30: Các cô giáo độ tuổi 25-30 tuổi nên ưu tiên chọn những gam màu sáng, tươi trẻ như hồng, đỏ,… để mang đến sự nổi bật và thu hút. Tuy nhiên, để dấu đi phần nhược điểm của cơ thể, bạn nên chọn chất vải có độ mềm rũ để tạo cảm giác như vòng 3 được thu nhỏ. Người có dáng vóc hơi mập, nên chọn những chất liệu co giãn, mềm mại nhưng đủ dày để không bị hằn lên những ngấn mỡ thừa và đặc biệt nên tránh xa những loại vải bóng.

Lứa tuổi U40: Luôn tìm tòi sự đổi mới để vừa giữ được nét đẹp cổ điển vừa thấp thoáng đâu đó nét đẹp của độ tuổi đôi mươi. Cô giáo độ tuổi này nên chọn màu sắc trung tính hoặc màu trầm để tôn nét đẹp sang trọng, đằm thắm và nền nã. Chất liệu voan mềm mại thêu hoa nhẹ nhàng sẽ giúp tạo thêm nét tinh tế; hay thiết kế tập trung họa tiết vào phần cổ và vòng 1 cũng góp phần đánh lạc hướng sự chú ý vào phần eo có phần kém thon của chị em.

Lứa tuổi U50: Không cần bó buộc trong những gam màu tối như đen, tím than hay chất liệu nhung nhàm chán. Các giáo viên vẫn có thể chọn những gam màu hài hòa, tươi sắc hơn một chút, miễn là phù hợp với màu da của mình. Bạn nên lựa những gàm màu ấm nhẹ nhằm đem lại nét sang trọng và tinh tế hơn cho bộ áo dài truyền thống khi đứng lớp.

Hình ảnh những cô giáo mặc trên mình tà áo dài đã được đi vào thơ ca từ rất lâu và in sâu trong tiềm thức bao thế hệ học sinh chúng ta thể hiện sự bao dung của những người mẹ cho những đứa con của mình, chính vì thế những cô giáo luôn muốn tìm kiếm cho mình những cách mặc áo dài đẹp nhất và bạn cũng không ngoại lệ.

5/5 - (1 bình chọn)

Thẻ:, , , ,