Ý Nghĩa Áo Cưới Truyền Thống Việt Nam - Áo Dài Cô Ba
giỏ hàng của bạn
Logo Áo Dài Cô Ba
giỏ hàng của bạn
giỏ hàng của bạn
Logo Áo Dài Cô Ba

Ý Nghĩa Áo Cưới Truyền Thống Việt Nam

Trải qua thời gian, áo cưới truyền thống Việt Nam đã có nhiều sự cách tân và thay đổi. Áo cưới truyền thống ngày càng được làm mới về cả thiết kế, mẫu mã, chất liệu để kịp thời đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Trang phục áo cưới truyền thống Việt Nam

Áo cưới (gồm áo cưới truyền thống Việt Nam và áo cưới hiện đại) là trang phục rất đặc biệt trong cuộc đời mỗi người. Khoác lên mình bộ trang phục cưới tức là đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc đời mình. Áo cưới không thể mặc tùy tiện mà chỉ khi có sự chứng kiến của hai bên gia đình, bạn bè thì khoảnh khắc đó mới trở nên thiêng liêng.

Lễ cưới Việt thường được tổ chức theo các lễ nghi cần có theo phong tục. Tùy theo từng vùng miền mà các lễ nghi có thể khác nhau, tuy nhiên trang phục cưới thì hầu như không có sự khác biệt. Ngày nay, cô dâu Việt thường chuẩn bị cả áo dài cưới và áo cưới theo phong cách phương Tây. Vừa dung hòa giữa cái cổ truyền và cái hiện đại, đó cũng là một đặc trưng của văn hóa Việt Nam.

Áo cưới truyền thống Việt Nam và áo cưới mang phong cách hiện đại

Lễ cưới được xem là thời khắc trọng đại trong cuộc đời mỗi người, đặc biệt là người con gái. Lễ cưới là cột mốc đánh dấu bước ngoặt trong đời, cũng là minh chứng cho tình yêu đôi lứa đến lúc đơm hoa kết trái.

Chính vì lẽ đó, lễ cưới trở thành sự kiện quan trọng đòi hỏi sự chuẩn bị và đầu tư kỹ lưỡng nhất. Đối với cô dâu, việc lựa chọn áo cưới phù hợp với vóc dáng giúp cô dâu thêm lộng lẫy và xinh xắn trong khoảnh khắc quan trọng bậc nhất của cuộc đời.

Chọn áo cưới truyền thống Việt Nam hay áo cưới phong cách hiện đại là băn khoăn của khá nhiều cặp đôi. Áo cưới dù theo phong cách nào, điểm mấu chốt vẫn là phù hợp với vóc dáng và đúng thời điểm.

Áo cưới truyền thống

Áo cưới truyền thống trong tâm thức của người Việt vẫn là chiếc áo dài thướt tha đi kèm khăn đóng. Đây là trang phục cưới có từ rất xưa, bắt nguồn từ miền Nam. Áo dài cô dâu truyền thống thuở ban đầu gồm có áo dài gấm, vạt áo ngắn đến đầu gối, đi kèm quần lĩnh đen, giày thêu. Cô dâu được búi tóc quấn 3 vòng phía sau đầu và cài trâm.

Vào những năm sau đó, áo dài cưới cũng có nhiều sự thay đổi. Cô dâu mặc áo dài cài vạt dài qua đầu gối, bên ngoài có thêm lớp áo sa tanh mỏng thêu, quần lĩnh hoặc sa tanh. Đồng thời, trang phục cưới cũng có thêm hoa tay bèo.

Ít lâu sau, áo dài cô dâu truyền thống rộ lên kiểu vải gấm vàng, đỏ hoặc vải mịn có thêu họa tiết rồng phượng – bộ đôi đại diện cho hạnh phúc lứa đôi. Cánh tay áo dài cưới lúc này dài và rộng hơn trước, đi kèm với đó là quần trắng.

Áo cưới hiện đại

Sự du nhập của văn hóa phương Tây ảnh hưởng khá lớn đến văn hóa Việt Nam, một trong số đó là các mẫu áo cưới mang phong cách hiện đại và phóng khoáng hơn so với áo cưới truyền thống. Áo cưới mang phong cách phương Tây khiến cô dâu lộng lẫy, quyến rũ và không kém phần nổi bật với điểm nhấn ở eo và bồng bềnh từ thắt lưng trở xuống.

Áo cưới hiện đại là một phần không thể thiếu trong lễ cưới ngày nay. Sự kết hợp cả áo dài cưới Việt Nam và áo cưới phương Tây khiến đôi uyên ương thêm phần nổi bật. Tuy nhiên, áo dài truyền thống vẫn là trang phục không thể thiếu trong lễ cưới của người Việt Nam.

Ý nghĩa của áo dài cô dâu truyền thống trong lễ cưới Việt

Thể hiện bản sắc văn hóa và cội nguồn dân tộc

Lễ cưới không chỉ là chuyện của lứa đôi mà còn phải thông qua ông bà tổ tiên ở hai bên gia đình. Áo dài là trang phục truyền thống, do đó là trang phục thích hợp nhất và cũng đủ tôn nghiêm để làm lễ trước bàn thờ gia tiên.

Tôn vinh nét đẹp phụ nữ Việt

Cô dâu với tà áo dài cưới Việt Nam không chỉ tô đậm thêm nét văn hóa, thể hiện bản sắc dân tộc mà chính áo dài cũng giúp cô dâu thêm phần duyên dáng và lung linh.

 

Rate this post

Thẻ:,