Làng nghề may áo dài Trạch Xá – 1.000 năm lưu giữ vẻ đẹp Việt - Áo Dài Cô Ba
giỏ hàng của bạn
Logo Áo Dài Cô Ba
giỏ hàng của bạn
giỏ hàng của bạn
Logo Áo Dài Cô Ba

Làng nghề may áo dài Trạch Xá – 1.000 năm lưu giữ vẻ đẹp Việt

Áo dài Trạch Xá được may thủ công

Một trong những nét độc đáo của áo dài Trạch Xá là được may thủ công mà mũi chỉ vẫn đều, thẳng tắp, tà áo mềm mại, thướt tha, khoe được nét duyên dáng, quyến rũ của phụ nữ Việt Nam.

Làng Trạch Xá hiện có 500 hộ thì 90% số hộ dân sinh sống bằng nghề may áo dài. Nghề may áo dài được cha truyền con nối. Vì thế mà nghề được bảo tồn và phát triển qua các thời kỳ. Trẻ con trong làng từ 6-7 tuổi đã được làm quen với việc may, đo. Đến khi 15-16 tuổi là có thể tự may được một chiếc áo dài truyền thống. Muốn học được nghề thành thạo, các thợ may phải mất từ 3-5 năm. Nhiều gia đình gắn bó với nghề may áo dài từ đời này sang đời khác, 3-4 thế hệ.

Để may được một chiếc áo dài đẹp đòi hỏi thợ may phải rất kỹ lưỡng từ việc lựa chọn kiểu dáng, màu sắc, chất liệu vải đến họa tiết trang trí. Một trong những nét độc đáo của áo dài Trạch Xá là được may thủ công mà mũi chỉ vẫn đều, thẳng tắp, tà áo mềm mại, thướt tha, khoe được nét duyên dáng, quyến rũ của phụ nữ Việt Nam.

Điều này đòi hỏi người thợ may phải đo và cắt sao cho “ngang canh thẳng sợi”. Đặc biệt là kỹ thuật khâu tay dọc, rất khó, là bí quyết mà chỉ người trong làng mới biết. Ưu điểm của kĩ thuật này là tạo nên những mũi khâu đều, được các bậc cao niên đúc kết là “trong dán hồ, ngoài phô trứng rận” cùng với việc sử dụng chỉ từ chính những sợi tơ tằm gỡ ra từ tấm vải may áo dài đó, khiến cho tà áo mềm mại và nhẹ nhàng tung bay khi mặc lên người.

Gắn bó với nghề may áo dài truyền thống hơn 30 năm nay, nghệ nhân Đỗ Minh Tám  ở xóm Đông, làng Trạch Xá cho biết: “Nghề may truyền thống của mình – một làng khâu áo dài bằng tay, 90% may thủ công”. Ông là thợ cả thông thạo may áo dài cho nam giới. Sản phẩm của ông thường xuất hiện tại nhiều buổi trình diễn thời trang áo dài nam.

Mẫu áo nam cổ được ông Tám thiết kế với những kiểu dáng phỏng theo những mẫu áo xưa. Chúng đã từng được thợ may Trạch Xá dựng cho vua Bảo Đại và các quan lại triều Nguyễn. Tùy theo chất liệu, chiếc áo dài nam có giá vài triệu, vài chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng một sản phẩm.

Ông Lê Văn Duẩn, người làng Trạch Xá, theo nghề may truyền thống của gia đình được hơn 30 năm. Ðược cha truyền nghề và học hỏi từ các nghệ nhân may trong làng. Ông Duẩn làm đúng theo các kỹ thuật khâu tay dọc truyền thống, hạn chế sử dụng máy may.

“Ưu điểm của khâu tay là đường kim mũi chỉ đều và tà áo rất mềm mại. Đúng phong cách áo dài truyền thống mà các cụ truyền lại. Các cụ có câu thơ “Trên thì đường tà/Dưới phô chĩnh nghệ. Nghĩa là trên thì không nhìn thấy một đường kim mũi chỉ nào; dưới thì chỉ lăn tăn, nho nhỏ”, ông Duẩn cho biết.

Những cửa hiệu nổi tiếng như Vinh Trạch, Phúc Trạch, Mỹ Trạch ở ngoại thành. Đến các phố Khâm Thiên, Lương Văn Can, Cầu Gỗ, … trong nội đô. Đều do những người con của Trạch Xá làm chủ đã từng bước khẳng định được thương hiệu “Áo dài Trạch Xá” với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Trước những biến động mạnh mẽ của kinh tế thị trường. Sự cạnh tranh gay gắt của nhiều thương hiệu áo dài từ các vùng miền khác nhau. Các thế hệ Trạch Xá vẫn ngày đêm miệt mài lao động sáng tạo để gìn giữ, phát triển và khẳng định chỗ đứng của “Áo dài Trạch Xá”. Không chỉ trong nước mà còn góp phần tôn vinh truyền thống văn hóa Việt Nam, nét đẹp phụ nữ Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Rate this post

Thẻ: